Không sắp xếp đủ thời gian
Trước hết, chủ sở hữu phải có kế hoạch cụ thể khi mang xe đi bảo dưỡng. Điều này sẽ giúp đội ngũ kỹ thuật có đủ thời gian để chăm sóc chiếc xe kỹ càng nhất.
Do đó, thời điểm thích hợp để thực hiện bảo dưỡng là khi người dùng nghỉ phép hoặc đi công tác xa nhà. Điều này sẽ giúp thợ cơ khí thoải mái đặt mua phụ tùng thay thế, lắp đặt chúng và thực hiện chạy thử nghiệm ngắn để xem mọi thứ có hoạt động tốt không.
Trong trường hợp khẩn cấp và cần xe càng sớm càng tốt, người dùng nên trao đổi thẳng thắn với người thợ để đảm bảo yếu tố thời gian và chất lượng kỹ thuật.
Đưa ô tô đi bảo dưỡng vào thời điểm muộn trong ngày
Sẽ rất có lợi nếu khách hàng mang xe đi kiểm tra ngay vào buổi sáng. Điều này giúp thợ cơ khí có nhiều thời gian hơn để làm việc trên ô tô. Trong khi đó, việc đến muộn vào buổi chiều gây lãng phí thời gian. Và trên thực tế, người thợ thường chỉ bắt đầu công việc sửa ô tô của người khách đến muộn vào ngày hôm sau.
Thờ ơ với phản hồi của thợ máy trong quá trình sửa chữa
Khách hàng phải túc trực phản hồi các cuộc điện thoại của thợ máy. Trước khi tiến hành sửa chữa và thay thế phụ tùng, đội ngũ kỹ thuật thường báo cáo kế hoạch dự kiến và ước tính chi phí.
Trong trường hợp các bộ phận có thể mất nhiều thời gian hơn để tìm nguồn cung hoặc nếu ước tính chi phí vượt xa dự kiến ban đầu, liên lạc cởi mở với thợ máy sẽ cho phép chủ sở hữu chủ động với phương tiện của mình. Quá trình này luôn diễn ra suôn sẻ hơn nếu cả hai bên đồng quan điểm.
Không có dự kiến chi phí khi đưa xe đi bảo dưỡng
Hiểu rõ hơn về ước tính chi phí dịch vụ luôn là một khía cạnh quan trọng. Điều này sẽ giúp người dùng có đủ thời gian để chuẩn bị số tiền cho bảo dưỡng và cũng sẽ đảm bảo cuộc kiểm tra suôn sẻ hơn.
Trì hoãn nhận xe sau khi hoàn thành bảo dưỡng
Hầu hết cửa hàng không có khả năng cất giữ ô tô bên trong xưởng. Do đó, để bảo vệ chiếc xe tốt nhất, chủ sở hữu hãy nhận xe sớm nhất có thể ngay khi việc bảo dưỡng hoàn thành.
(Nguồn https://tienphong.vn/nhung-sai-lam-khi-dua-o-to-di-bao-duong-post1585502.tpo)